Nấm lim xanh Tiên Phước - Quảng Nam, tra cứu thông tin và nâng cao hiểu biết về loại thần dược nấm lim xanh chữa khỏi được căn bệnh hiểm nghèo.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

5 bài thuốc dân gian điều trị bệnh gout hiệu quả


Bệnh gout là một dạng bệnh viêm khớp tương đối khó chữa. Biểu hiện chung của người mắc bệnh gout là các khớp xương ở tay, chân bị sưng tấy, đau nhức. Nếu không được điều trị bệnh gout dứt điểm dễ dẫn đến việc các khớp bị biến dạng, gây cản trở khả năng vận động.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc Tây cho người bệnh gout. Tuy nhiên, công dụng của các loại thuốc Tây chủ yếu tập trung cho việc làm giảm viêm, giảm đau, trong khi nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nhức khớp là lắng đọng tinh thể muối urat lại chưa được giải quyết triệt để, dễ tái phát. Dưới đây là 5 bài thuốc dân gian điều trị bệnh gout hiệu quả.
1. Cây sói rừng
Đây là một loại thảo dược hoang dã có tên khoa học là Sarcandra Grabra, trong dân gian còn được gọi là cửu tiết trà hoặc tiếp cốt mộc. Loại cây này thường mọc tự nhiên ở vùng đồng bằng hay đồi núi. Loại thảo dược này có tính bình, vị cay, được dùng để giảm đau cho người viêm khớp, thấp khớp, gout. Theo nghiên cứu, chất dịch tiết ra từ cây sói rừng có tác dụng chống viêm, nhiễm đến hơn 90%.
2. Nấm lim xanh
Nấm lim xanh điều trị bệnh gout hiệu quả
Nấm lim xanh điều trị bệnh gout hiệu quả
Nấm lim xanh là loài thảo dược quý hiếm có tên khoa học là Garnoderma Lucidum. Nấm lim thường mọc trên gốc hoặc thân cây lim xanh chết trong rừng nguyên sinh khu vực Trường Sơn – Quảng Nam, Tây Nguyên và Nam Lào.
Nấm lim xanh thường được sử dụng để bào chế thành các bài thuốc trị bệnh nan y, trong đó có bệnh thống phong (gout). Đây là một loại thảo dược lành tính, người bệnh gout nên sử dụng nấm lim để nấu nước và dùng thay nước uống hàng ngày.Nước nấm lim xanh có khả năng chống viêm,thanh lọc cơ thể, trung hòa axit uric và cải thiện thể trạng người bệnh.
Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư
3. Mã tiền chế
Mã tiền chế hay còn được gọi là cây củ chi, dân gian thường sử dụng làm thuốc chữa tê thấp, chữa gout, chống tê mỏi, giảm đau và ức chế vi khuẩn rất hiệu quả. Thảo dược này có vị đắng, tính độc. Không nên tự ý sử dụng mã tiền chế khi chưa được bào chế đúng cách.
4. Hy thiêm
Hình ảnh cây chó đẻ hoa vàng

Hy thiêm hay còn thường được gọi là chó đẻ hoa vàng, cứt lợn, cỏ đĩ… Loại dược liệu này được sử dụng khá phổ biến trong y học cổ truyền. Loại cây này có khả năng giúp hạ axit uric, chống viêm và giảm đau rất tốt. Hy thiêm có tác dụng trừ phong thấp, lợi gân cốt, hạ huyết áp.
5. Cây sa-kê
Sa-kê có tên khoa học là Artocarpus altilis hay tên khác còn gọi là cây bánh mỳ. Lá sa-kê có công dụng kháng viêm, lợi tiểu và điều trị bệnh gout hiệu quả. Tuy nhiên, lá sa-kê có độc nên người bệnh không nên dùng liên tục và chỉ dùng với liều lượng thấp (mỗi ngày 1 lá, uống 1 tuần, nghỉ 1 tuần).
Nhìn chung, các loại thảo dược trên đều có công dụng điều trị bệnh gout, đặc biệt là tính kháng viêm và bồi bổ khí huyết. Tuy nhiên, thảo dược tự nhiên có công dụng chậm đòi hỏi bệnh nhân kiên trì sử dụng. Trong quá trình điều trị, người bệnh hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm hay đồ chua, đồng thời, tích cực tập luyện vận động xương khớp và nâng cao sức khỏe.



0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến
Trang